Không hề sử dụng công nghệ Photoshop hay bất cứ một kỹ thuật nào nên mỗi bộ ảnh kỳ công như vậy có thể làm tác giả mất đến vài tuần hay thậm chí vài tháng để dựng được khung cảnh.Jee Young Lee - nữ nghệ sĩ Hàn Quốc, tác giả của những bức hình kỳ lạ, tuyệt vời dựng trong studio nhỏ của mình ở thủ đô Seoul.
Phòng triển lãm Opiom ở Opio (Pháp) đã trưng bày các tác phẩm của cô trong một bộ sưu tập có tên Chặng đường Tư duy (Stage of Mind) từ ngày 7/2 đến tháng 3 năm 2014.
Cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên của cô là một thành công lớn. Giờ đây, cô đã được công nhận là một trong những nghệ sĩ Hàn Quốc trẻ có triển vọng nhất.
Studio của Jee Young Lee chỉ là một căn phòng nhỏ chưa đến 15m2.
Cô tự tay làm tất cả các đạo cụ cho mỗi bức ảnh.
Các tác phẩm thể hiện quá trình trưởng thành của cô.
Câu chuyện cuộc đời cô được kể lại một cách đầy thú vị.
“Cảm hứng cho những bức ảnh này chủ yếu lấy từ các câu hỏi tôi tự đặt ra cho bản thân: Thời điểm này tôi là ai?”
Một nhà phê bình nói rằng xem tác phẩm của cô ấy cũng giống như đọc cuốn nhật ký của một người.
Ở trường, chuyên ngành của cô là thiết kế đồ họa.
Nhưng sau những khoảng thời gian miệt mài trước máy tính như vậy, cô nhận thấy thích được tự mình làm mọi thứ hơn.
Và hiện tại, cô không dùng bất cứ thao tác ảnh kỹ thuật số nào cho các tác phẩm của mình.
“Vấn đề ánh sáng thực sự rất khó khăn và gần như là công việc mệt mỏi nhất”.
Cô say mê công việc này đến nỗi không nhận ra rằng mình đã thức suốt cả đêm.
Và chỉ sử dụng duy nhất một máy ảnh khổ lớn có tỉ lệ 4x5.
“Tôi muốn diễn tả nỗi sợ của đứa trẻ trước những thay đổi ở một thế giới vốn thân quen với chúng”.
Bức ảnh này cô đã hợp tác với một bậc thầy làm quạt truyền thống tạo nên.
Đá khô tạo nên một không gian đầy bí ẩn cho bức ảnh này.
Bức ảnh này dựa trên truyện cổ tích “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng Hans Christian Andersen.
Cô cho biết bức ảnh này lấy cảm hứng từ hai câu tục ngữ: “Sau cơn mưa trời lại sáng” và “Sắp chết đuối thì vớ được cọng rơm cũng bám lấy”
Đây sẽ là buổi triển lãm đầu tiên của cô tại châu Âu.
“Thực tế quá tàn nhẫn để ta có thể thực hiện được mọi ước mơ”.
Trong bức này, người nghệ sĩ tự ví mình là một thỏi nam châm còn những cái ghim là gánh nặng đeo bám suốt cả cuộc đời.
Hãy để ý đến con chó đen ở góc trái bức ảnh.
Còn bức này lấy ý tưởng từ tác phẩm “Bữa ăn tối cuối cùng” của danh họa người Ý Leonardo da Vinci.
Nguồn: infonet.vn